Bạn đang đau đầu tìm kiếm hướng dẫn bán hàng trên Shopee mà không được? Bạn chưa rõ liệu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này yêu cầu những khoản chi phí nào? Tất cả hướng dẫn bán hàng trên Shopee của HackLike từ A đến Z chi tiết cho người mới đi kèm một vài lưu ý quan trọng đều có ở nội dung phía dưới đây.
Đăng ký bán hàng trên Shopee có những lợi ích gì?
Đăng ký bán hàng trên Shopee có những lợi ích gì? Lý do để tôi nên tham gia kinh doanh Shopee? Đây là những thắc mắc điển hình mà nhiều người lần đầu tiên tập tành bán hàng với sàn thương mại điện tử này.
Đối với những đơn vị bán hàng thì tài khoản kinh doanh Shopee sẽ mang đến cho bạn cực kỳ nhiều lợi ích, cụ thể:
- Bạn được tạo không gian bán hàng free 100% đi kèm cách thức đăng ký đơn giản, ít cầu kỳ. Dù bạn là cá nhân hay đối tượng doanh nghiệp cũng đều có thể tham gia Shopee ngay bây giờ dưới tư cách người bán.
- Dễ dàng PR, quảng cáo sản phẩm thương hiệu của bạn hãy doanh nghiệp đến với nhiều khách hàng, tăng doanh thu nhanh chóng.
- Shopee là sàn thương mại điện tử có lượng người dùng lớn, thói quen nằm trong suy nghi đi kèm trải nghiệm ứng dụng điện thoại ổn định.
- Shopee hỗ trợ bên vận chuyển cho cửa hàng, bạn chỉ cần đăng sản phẩm lên bán và chờ có người mua. Lúc này Shopee sẽ chủ động tới lấy hàng giao cho khách sau đó gửi tiền về cho bạn.
- Trong Shopee mỗi ngày có hàng chục sự kiện quảng cáo free cho các shop đăng ký tham gia tăng doanh thu nhanh chóng.
Những chi phí khi bạn bán hàng trên Shopee
Nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi chuẩn bị bán hàng trên Shopee đó chính là các loại phí phải chi trả. Để tiện cho những cá nhân đó, bài viết đã liệt kê từng khoản phí mà các shop cần phải thanh toán với bên sàn thương mại điện tử này dưới đây:
Phí thanh toán
Phí thanh toán là loại phí mà bạn phải chi trả cho mỗi đơn hàng giao thành công cho khách bên Shopee hoặc hàng hoàn, người mua yêu cầu trả hàng. Tất nhiên tất cả đều phải trải qua khâu đồng ý từ Shopee cũng như trừ trường hợp chưa nhận được sản phẩm.
Vào đầu tháng 4 vừa qua, Shopee chính thức công bố mức phí thanh toán 2,5% áp dụng cho toàn sàn. Số tiền này được tính cụ thể bằng tổng doanh thu và phí vận chuyển sau khi trừ đi ưu đãi, mã giảm giá.
Phí cố định
Phí cố định là loại phí cố định duy trì tính cho toàn bộ mặt hàng sản phẩm và sử dụng dịch vụ từ người bán đối với nền tảng Shopee. Đồng thời mức phì này có thể lấy từ yêu cầu hoàn hàng từ người mua được bên bán hoặc Shopee đồng thuận.
Cụ thể, mức phí cố định sẽ áp dụng cho từng cửa hàng thuộc nhóm cố định như sau:
- Cửa hàng không nằm trong nhóm Shopee Mall: Chịu mức phí 2,5% từ ngày 2/10/22. Ngoài ra nếu các shop mua gói dịch vụ vận chuyển như Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus hoặc Hoàn Xu Xtra sẽ được free phí cố định này trong thời gian tham gia.
- Các shop thuộc nhóm bán hàng Shopee Mall: Mức phí cố định sẽ phụ thuộc vào mặt hàng và ngành mà bạn đang bán.
Phí dịch vụ
Phí dịch vụ là khoản tiền bạn phải trả khi bán hàng thông qua Shopee. Bạn sẽ thanh toán cho sàn thương mại điện tử này sau khi tham gia vào các sự kiện như Hoàn Xu Xtra hoặc free vận chuyển Xtra/Xtra Plus. Ngoài ra, phí dịch vụ sẽ được tự động trừ thẳng vào tài khoản shop sau khi đơn hàng giao phát thành công.
Hướng dẫn bán hàng trên Shopee chi tiết từ A đến Z
Hướng dẫn bán hàng trên Shopee nhìn qua thì có vẻ phức tạp. Tuy nhiên khi bạn áp dụng vào thực tế lại thấy ngược lại, mọi thứ hoàn toàn đơn giản vô cùng, cụ thể:
Đăng ký tài khoản bán hàng
Đầu tiên bạn sẽ tiến hàng vào app Shopee đăng ký loại tài khoản bán hàng. Lúc này sàn sẽ yêu cầu người dùng cung cấp một vài thông tin cơ bản.
Setting cài đặt cơ bản để bán hàng
Sau khi đăng ký xong, bạn sẽ cần cài đặt một vài thông số cơ bản để có thể bán hàng trên Shopee. Những mục mà chủ shop phải chú nhất gồm: Hình thức vận chuyển, Hồ sơ Shop,..
Đăng bán sản phẩm cần kinh doanh
Đến đây, bạn tiến hành tải hình ảnh sản phẩm mà mình đang kinh doanh lên. Shopee sẽ yêu cầu chủ shop phải mô tả rất chi tiết mặt hàng bán để người mua dễ phân loại.
Trang trí shop của bạn
Tiếp đến bạn sẽ dùng tới tính năng trang trí gian hàng để làm cho shop của mình trông chỉn chu hơn. Đặc biệt khách hàng sẽ nhìn vào đây để đánh giá cũng như tăng độ tin tưởng về sản phẩm.
Quảng bá sản phẩm thông qua ADS
Nếu muốn đẩy doanh số và nâng cao chất lượng shop mới, bạn sẽ cần tới việc chạy quảng cáo. Đây cũng là cách giúp bạn cạnh tranh lại với đối thủ đang kinh doanh cùng mặt hàng nhưng tham gia trước mình.
Một số lưu ý quan trọng khi bán hàng qua Shopee
Nếu như đây là lần đầu tiên bạn bán hàng qua Shopee thì chắc chắn không khỏi đôi chút bỡ ngỡ. Vậy nên chủ shop cần lưu ý thêm một vài điều quan trọng dưới đây để vận hành hệ thống trơn chu, ổn định hơn:
- Quy trình bán hàng trên Shopee: Chủ shop sẽ xác nhận đơn hàng cho bên vận chuyển bằng cách chọn ô ‘’Chuẩn bị hàng’’ -> Lựa chọn hình thức đưa hàng cho bưu tá -> Đợi khách hàng nhận sản phẩm và lấy tiền.
- Thời gian giao hàng trên sàn Shopee: Ở thời điểm ngày thường, thời gian để khách hàng nhận được sản phẩm tính từ lúc shop đóng gói sẽ khoảng 1 đến 3 ngày tuỳ nơi. Bên cạnh đó sẽ có nhiều tình huống phát sinh cũng như khoảng cách địa lý khiến thời gian có thể lâu hơn.
- Hình thức rút tiền tại Shopee: Hiện tại các shop sẽ có 2 cách rút tiền là thủ công và tự động. Đối với tự động bạn được free phí rút nhưng lại không thể linh hoạt, chủ động. Trong khi đó thủ cộng thì ngược lại nhưng bạn phải tốn 11k phí/lần thanh toán.
Vậy là bạn đã được bài viết hướng dẫn bán hàng trên Shopee từ A đến Z, chi tiết không thiếu thứ gì. Từ đây người dùng có thể tự tự hơn để bắt tay vào việc xây dựng shop kinh doanh, đăng tải sản phẩm và bắt đầu kiếm tiền ở sàn thương mại điện tử này rồi.